Các loài Chi Mạo hùng

Một loạt các tên gọi khoa học ở cấp loài cho chi Mitrastemon đã được sử dụng (và hiện tại vẫn đang sử dụng) để chỉ các nhóm quần thể tại châu Á như:

Ba tên gọi sau, nguyên được Yamamoto đề xuất (1925)[7](1926)[8], sau đó đã được Watanabe sử dụng trong một lượng lớn các bài báo viết trong thập niên 1930. Các đặc trưng được sử dụng để hỗ trợ địa vị loài của ba đơn vị phân loại này bao gồm số lượng vảy lá (tới 6 đôi đối lại với 8-12 đôi), hình dạng của chúng (nhỏ, elip thuôn dài dối lại với lớn, thuôn), và bề ngoài của cây (hình trụ đối lại với 4 góc, nón ngược). Công trình gần đây kiểm tra phân loại học của chi Mitrastemon là của Meijer và Veldkamp (1993)[9] và họ kết luận rằng do có nhiều dạng trung gian giữa các "loài" này, nên các biến thể này đại diện cho các hình thái cục bộ và các kiểu sinh thái và rằng tất cả các mẫu vật nguồn gốc châu Á nên được coi là một loài hay biến đổi. Ngoài ra, như van Royen (1963) đã chỉ ra, tất cả các dạng này đều có thể tìm thấy trong các vật liệu thu được tại Papua New Guinea. Hansen (1973)[10] chỉ ra rằng không thể phân biệt các quần thể Đông Nam Á và Malesia ở cấp độ loài. Mặc dù có các thách thức kỹ thuật do sự khan hiếm của các loài cây này, nhưng một nghiên cứu hệ thống hóa sinh học quần thể với sử dụng các kỹ thuật đánh dấu phân tử có lẽ là cần thiết để xác định xem thực sự có bao nhiêu loài tồn tại ở châu Á. Cho tới khi có nghiên cứu này thì cách tiếp cận thận trọng của Hansen (1973) cũng như của Meijer và Veldkamp (1993) được tuân theo tại đây. Như vậy, hiện tại có thể công nhận 2 loài: